Everest 2019 đang cho thấy sự tăng trưởng đáng kinh ngạc sau khi được nâng cấp từ cuối năm 2018. Sự tăng trưởng của Everest cũng sẽ khiến thị phần của nhiều dòng xe khác bị thu hẹp. Nhưng ở thời điểm này, Everest cũng có thể là “nạn nhân” bởi sự xuất hiện của nhiều dòng SUV giá rẻ. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến Nissan Terra. Sự có mặt của Terra khiến Everest cũng phần nào “dè chừng”. Nhưng với bản lĩnh “voi chiến”, Everest đang rất tự tin “tiếp đón” Terra.
1Bảng giá Ford Everest 2020:
- – Everest Ambiente 4×2 MT có giá 999 triệu
- – Everest Ambiente 4×2 AT có giá 1.052 triệu
- – Everest Trend 4×2 AT có giá 1.112 triệu
- – Everest Titanium 4×2 AT có giá 1.181 triệu
- – Everest Titanium Bi turbo 4×4 AT có giá 1.399 triệu
2Bảng giá Terra 2020:
- – Terra 2.5L S 4×2 MT có giá 899 triệu
- – Terra 2.5L E 4×2 AT có giá 948 triệu
- – Terra 2.5 L 4×4 AT có giá 1.198 triệu
Với mức giá này thì rõ ràng Terra sẽ nhận được sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu mua xe SUV giá rẻ. Tuy nhiên, giá rẻ cũng phải đi kèm với chất lượng. Do đó, Everest dù có giá cao hơn nhưng luôn được đánh giá cao về thiết kế, trang bị và khả năng vận hành mạnh mẽ, an toàn.
Trước hết, hãy so sánh 2 dòng SUV này ở thông số kích thước xe. Và theo công bố của Ford và Nissan thì Everest và Terra có kích thước khá tương đồng nhau. Everest có các chiều dài, rộng, cao là 4820 x 1860 x 1837 mm và khoảng sáng gầm 210 mm.
Trong khi đó, kích thước tương tự của Terra là 4895 x 1865 x 1835 mm; 225 mm. Cả 2 cùng có chiều dài cơ sở 2850 mm. Kích thước này đủ toát lên nét bề thế, hầm hố đúng chất xe SUV đa dụng của 2 dòng 7 chỗ này.
Về thiết kế thì mỗi dòng xe đều có ngôn ngữ riêng của mình. Điều đó được đánh giá cảm tính theo sở thích của riêng từng người nên tạm thời chúng ta không bàn ở đây. Chủ yếu là hãy xem trang bị trên 2 xe thế nào.
Everest được trang bị bóng HID kết hợp với dải LED chạy ban ngày. Cụm đèn này không chỉ đảm bảo nguồn ánh sáng tối ưu cho người lái mà còn toát lên nét sắc sảo, cuốn hút cho đầu xe Everest.
Còn ở phía bên kia, Terra có vẻ chơi trội hơn với kiểu bóng LED và khéo léo lồng thêm dải LED chạy ban ngày.
Ở phần thân, Everest tỏ ra khỏe khoắn, cuốn hút hơn với 3 tùy chọn mâm xe: 17, 18 hoặc 20 inch. Trong khi Terra chỉ có 1 kiểu mâm 18inch. Cả 2 dòng SUV này đều được trang bị gương chiếu hậu, tích hợp đèn báo rẽ, có thể chỉnh, gập điện.
Thiết kế và trang bị khoang xe của Everest tỏ ra hiện đại, tiện nghi hơn Terra. Dù cả 2 cùng được trang bị ghế bọc da. Tuy nhiên, ghế lái Everest có khả năng chỉnh điện 8 hướng, còn tính năng của Terra chỉ là chỉnh tay.

Không chỉ vậy, Everest còn có hệ thống âm thanh, giải trí 10 loa cùng màn hình cảm ứng và đặc biệt là hệ thống điều khiển bằng giọng nói SYNC 3 cực kỳ hiện đại. Còn với Terra, hệ thống âm thanh chỉ là kiểu 6 loa.
Hệ thống điều hòa của Everest và Terra đều là kiểu tự động 2 vùng độc lập.
Everest và Terra đều có 2 tùy chọn động cơ. Tuy nhiên, sức mạnh động cơ của Everest là vượt trội. Cụ thể, Everest có động cơ 180 mã lực hoặc động cơ Bi turbo 213 mã lực. Tương ứng với đó là 2 mức mô men xoắn 420Nm và 500Nm. Kết hợp với 2 kiểu động cơ này là hộp số sàn 6 cấp hoặc số tự động 10 cấp.
Còn 2 khối động cơ của Terra có thể đạt 169 mã lực hoặc 188 mã lực. và tương ứng với đó là 2 mức mô men xoắn 241Nm và 450Nm. Terra cũng có 2 kiểu hộp số: số sàn 6 cấp và số tự động 7 cấp.
Và 1 điểm giống hệt nhau của 2 dòng SUV này là đều có bản 2 cầu mạnh mẽ. Đây chính là nét tạo nên bản chất SUV của 2 dòng xe 7 chỗ này.
Như vậy, Terra đúng là có giá rẻ hơn. Nhưng nếu xét về “tài” thì Everest hơn hẳn. Trong đó trang bị nội thất cùng với khối động cơ Bi turbo, hộp số tự động 10 cấp chính là điểm nhấn. Và đó cũng chính là nguyên nhân giúp Everest đang đạt sự tăng trưởng cao. Mặc dù vẫn bị cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ mới có, cũ có.