So sánh Ford Everest 2018 với Chevrolet Traiblazer

0
844

Ford Everest và Chevrolet Trailbalzer là 2 chiếc SUV “gốc” Mỹ. Do đó, 2 dòng xe này quá hiểu nhau trên thị trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Everest đã khẳng định được tên tuổi, vị thế của mình. Còn Trailblazer mới chỉ chân ướt, chân ráo “tham chiến” từ đầu năm 2018. Thế nên, nếu so sánh về doanh số hoặc độ “lì” thì quả là khập khiểng vì Everest sẽ chiếm được ưu thế hơn. Thế nên, ở bài viết này, Ford Phú Mỹ chỉ so sánh về thiết kế, trang bị, động cơ cũng như giá xe để Quý khách tham khảo. 

Everest 2.2L Trend 4×2 AT có giá 1.185.000.000 đồngTrailblazer 2.8 4×4 AT LTZ có giá 1.075.000.000
Everest 2.2L Titanium 4×2 AT có giá 1.265.000.000 đồngTrailblazer 2.5 4×2 MT LT có giá 859.000.000
Everest 3.2L Titanium 4×4 AT có giá 1.936.000.000 đồngTrailblazer 2.5 VGT 4×2 AT LT có giá 898.000.000
Everest Ambiente 2.2L MT 4×2 có giá 899.000.000 đồng
Everest Ambiente 2.2L MT 4×4 có giá 981.000.000 đồng

1Ngoại thất

Everest và Trailblazer đều là những mẫu xe thuộc dạng cơ bắp nhất trên thị trường ô tô hiện nay. 2 chiếc SUV này đều sở hữu kích thước của những “người khổng lồ”. Cụ thể, Everest có chiều dài cơ sở 2850mm, ngắn hơn chút ít nên chiều dài cơ sở của Trailblazer đạt 2845mm. Các chiều dài, rộng, cao của Everest là 48921860, 1837mm. Còn kích thước tổng thể của Trailbalzer là 4887, 1902, 1848mm. Khoảng sáng gầm của Everest khá cao khi đạt mức 210mm còn khoảng sáng gầm của Trailblazer là 219mm. Với kích thước này, cả Everest và Trailblazer đều rất phù hợp với kiểu đường offroad. 

Không chỉ khá tương đồng về kích thước, phần thiết kế ngoại thất của 2 chiếc SUV này cũng khá giống nhau. Cả 2 đều cố khoe những nét cơ bắp, rắn chắc của mình.

Chính giữa đầu xe, 2 phiên bản này đều được trang bị lưới tản nhiệt với các thanh ngang mạ crom sáng bóng. Tuy nhiên, thiết kế trên Everest lộ rõ cơ bắp của 1 lực sỹ thể hình. Còn Trailblazer tuy có thiết kế thanh ngang nhuyễn hơn nhưng vẫn đủ chất trẻ trung, khỏe khoắn. 

Liền mạch với lưới tản nhiệt này là cụm đèn trước. Ở thiết kế này, Ford Everest và Trailblazer đều sử dụng thiết kế to bản cùng với kiểu bóng LED hiện đại, sang trọng. Không chỉ có bóng chiếu LED, dải LED chạy ban ngày cũng toát lên độ lên độ sang trọng cũng như bắt mắt cho đầu xe. 

1 điểm chung nữa của Everest và Trailblazer là đều có 2 đèn sương mù khá góc cạnh. Trang bị này giúp đầu xe của 2 chiếc SUV này thêm phần cân đối. Không chỉ vậy, cụm đèn này còn giúp bổ sung ánh sáng cho người lái khi di chuyển trong các kiểu thời tiết xấu. 

Ở phần cản trước, Everest có phần to bản, toát lên vẻ hầm hố, đúng chất của 1 chiếc SUV đa dụng. 

Có vẻ như do có cùng gốc Mỹ nên cả Everest và Trailblazer đều có những thiết kế khá giống nhau. Và ở phần thân xe là gương chiếu hậu được tích hợp đèn báo rẽ, có chức năng chỉnh, gập điện. Riêng Everest có thêm tính năng sấy kính tiện lợi, giúp kính hậu luôn khô, thể hiện rõ hình ảnh ở phần hông và đuôi xe. 

Thấp xuống phía dưới, Everest được trang bị bộ mâm 20inch với thiết kế chấu cực kỳ góc cạnh, đảm bảo chất khỏe khoắn cho xe. Trong khi đó, bộ mâm của Trailblazer chỉ ở mức 17inch nhưng cũng có thiết kế chấu sắc cạnh không kém.   

Ở phía đuôi xe, cả Everest và Trailblazer đều sử dụng cụm đèn hậu kiểu vuốt ngang từ hông và tràn 1 phần sang nắp cửa sau. Cụm đèn này khá to bản nhưng vẫn đủ độ sắc sảo, tinh tế để thu hút người xem. Tuy nhiên, đuôi xe của Everest có 1 thanh mạ crom chạy ngang kết nối 2 cụm đèn sau, tạo được vẻ bề thế, vững chãi ở đuôi xe. Trailblazer cũng có 1 thanh crom chạy ngang nhưng khá ngắn, chỉ có tác dụng nẹp biển số mà thôi.

Bên cạnh đó, cản sau của Everest cũng rất to bản và cơ bắp, khẳng định chất hầm hố cho đuôi xe. Ngoài ra, phía đuôi xe của 2 phiên bản này còn có đèn phản quang và đèn báo phanh trên cao giúp tăng khả năng cảnh báo cho các phương tiện cùng chiều phía sau. 

2Nội thất

Everest và Trailblazer đều được trang bị 7 vị trí ghế. Và tất cả đều được bọc da. Chất liệu này giúp không gian nội thất của xe có nét sang trọng cũng như mang lại sự êm ái cho người dùng. Ghế lái của 2 xe đều được thiết kế ôm lưng với khả năng điều chỉnh điện. Nhưng Everest có vẻ tiện nghi hơn khi chỉnh được 8 hướng, còn Trailblazer chỉ chỉnh được 6 hướng. Hàng ghế 2 của 2 chiếc SUV này cũng có thể gập 60:40, hàng ghế cuối gập 50:50, giúp gia tăng diện tích khoang hành lý. Riêng các hàng ghế của Everest được trang bị thêm tựa tay, chi tiết này tuy nhỏ nhưng rất hữu ích khi di chuyển hành trình dài. 

1 điểm chung nữa của Everest và Trailblazer, đó chính là tay lái được thiết kế kiểu 3 chấu thể thao, tích hợp các nút điều chỉnh âm thanh tiện lợi. Không chỉ vậy, tay lái của 2 phiên bản này còn được trợ lực điện giúp người lái chuyển hướng nhẹ nhàng, chính xác hơn. 

Cụm đồng hồ hỗ trợ lái của Everest và Trailblazer được thiết kế theo 2 kiểu khác nhau. Với Everest là kiểu 1 đồng hồ chính giữa và 2 màn hình đa thông tin 2 bên. Đây là kiểu thiết kế khá mới, mang lại sự trẻ trung, sang trọng cho khu vực này. Còn Trailblazer sử dụng 2 vòng đồng hồ 2 bên và 2 màn hình đa thông tin chính giữa. Tuy khác nhau về thiết kế nhưng cả 2 cụm thiết bị này đều cung cấp đầy đủ các thông tin: vận tốc, vòng tua động cơ, mức nhiên liệu, tín hiệu cảnh báo,… cho người lái. Và thật sự nói không quá khi đây chính là “cánh tay phải” của người lái trên mọi cung đường. 

Ở bảng taplo trung tâm, Trailblazer và Everest đều tỏ ra khá hiện đại, tiện nghi với hệ thống điều hòa tự động, có cửa gió ở hàng ghế sau. Cùng với đó là hệ thống âm thanh cũng rất “bảnh”. Cụ thể, Trailblazer được trang bị hệ thống Mylink, màn hình cảm ứng 8inch và 7 loa. Còn Everest thì có đầu DVD, màn hình cảm ứng 8inch, cổng kết nối iPod, USB, AUX, bluetooth, khe đọc thẻ nhớ SD và 10 loa.

Đặc biệt, Everest còn được trang bị thêm hệ thống điều khiển bằng giọng nói SYNC thế hệ 3. Hệ thống này giúp người lái dễ dàng điều chỉnh âm thanh, nhận, từ chối cuộc gọi, tin nhắn bằng giọng nói. Chức năng này sẽ tăng tính an toàn hơn cho người lái và hành khách. 

3Vận hành

Everest 2018 được trang bị động cơ diesel 3.2L i5 TDCi tăng áp, trục cam kép. Động cơ này đạt công suất tối đa 200 mã lực tại 3000 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 470Nm tại 1750-2500 vòng/phút.

Trailblazer cũng sử dụng động cơ diesel với mức công suất tối đa đạt 197 mã lực tại 3600 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 500Nm tại 2000 vòng/phút.

Everest và Trailblazer đều có 2 kiểu hộp số sàn và số tự động để khách hàng lựa chọn. Cùng với đó, 2 chiếc SUV này cũng có 2 kiểu hệ truyền động 1 cầu, 2 cầu để phù hợp với từng kiểu địa hình khác nhau.

Hệ thống đảm bảo an toàn của Evrerest và Trailblazer đều có 2 phanh trước/sau dạng đĩa. Hỗ trợ cho 2 phanh này là các hệ thống: chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp BA (PBA), cân bằng điện tử ESP (ESC), hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HLA (HSA), hỗ trợ xuống dốc HDC, kiểm soát ốp suất lốp TPMS, cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện ngang khi lùi xe, cảnh báo lệch làn, camera lùi. Riêng Trailblazer có thêm hệ thống chống lật ARP. Trong khi đó, Everest có thêm các hệ thống: hệ thống kiểm soát tốc độ tự động, hệ thống cảnh báo va chạm bằng âm thanh, hình ảnh trên kính lái,, hệ thống kiểm soát địa hình, hỗ trợ đỗ xe chủ động, hệ thống chống trộm.

Tuy nhiên Trailblazer lại nhỉnh hơn về số lượng túi khí khi có 7 còn Everest chỉ có 6.

Như vậy có thể thấy được Everest nhỉnh hơn đối thủ về “quân số”, thiết kế, trang bị, cũng như hệ vận hành. Thế nhưng, mức giá để sở hữu Everest không phải rẻ. Thế nên cơ hội cạnh tranh ở phân khúc SUV vẫn đang chia đều cho cả 2. 

Xem thêm: Các bài so sánh xe

Bài trướcSo sánh Ford Ecosport và Honda HR-V: xe nào đáng mua hơn ở phân khúc SUV cỡ nhỏ
Bài tiếp theoSo sánh Ford Transit với Hyundai Solati

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây