Ford Everest đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình ở phân khúc SUV. Đây là tín hiệu cho thấy sự táo bạo của Ford đã bắt đầu hiệu quả. Thế nhưng, Everest cũng đang bị so sánh khá nhiều với 1 tân binh. Đó chính là Mazda CX-8. Tuy là tân binh nhưng CX-8 đang cho thấy sự hợp lý của mình trong cả thiết kế lẫn trang bị. Tuy nhiên, Everest là dòng SUV quá già dơ nên không dễ để “bắt nạt”. 

Giá xe CX-8 mới nhất

image 2

Mazda CX-8

CX-8 Deluxe FWD AT có giá 1.149 triệu

– CX-8 Luxury FWD AT có giá 1.199 triệu

– CX-8 Premium FWD AT có giá 1.349 triệu

– CX-8 Premium AWD AT có giá 1.399 triệu

Giá xe Everest mới nhất

Ford Everest 2019Everest 2019

– Everest Ambiente MT có giá 999 triệu

– Everest Ambiente AT có giá 1.052 triệu

– Everest Trend 4×2 AT có giá 1.112 triệu

– Everest Titanium 4×2 AT có giá 1.117 triệu

– Everest Bi turbo Titanium 4×4 AT có giá 1.399 triệu

Với số lượng phiên bản và mức giá này, Everest đang cho thấy sự hấp dẫn, đáng mua hơn đối thủ. Bởi dòng xe này đang có bản số sàn, phù hợp với nhu cầu mua xe kinh doanh dịch vụ của khách hàng. 

Ngoại thất Everest và CX-8

image 3

Mặc dù là tân binh nhưng CX-8 đã nhanh chóng thị uy năng lực của mình. Điều đó được thể hiện qua chiều dài cơ sở 2930 mm, các chiều dài, rộng, cao là 4900 x 1840 x 1730 mm và khoảng sáng gầm 200 mm. Trong khi đó, Everest dù luôn được đánh giá là hầm hố nhất phân khúc SUV 7 chỗ nhưng cũng chỉ có chiều dài cơ sở 2850mm, các chiều dài, rộng, cao 4892 x 1860 x 1837mm, cùng khoảng sáng gầm 210mm. Điều đó, cho thấy CX-8 tỏ ra là chiếc SUV cao to, bề thế và rộng rãi

Tuy nhiên, nếu xét về thiết kế thì Everest mới xứng là SUV thứ thiệt. Bởi các chi tiết của dòng xe này có sự to bản, cơ bắp nhưng cũng không kém phần sang trọng.

Everest được trang bị lưới tản nhiệt với 3 thanh ngang và 1 viền mạ crom, vừa đảm bảo độ sáng bóng, vừa toát lên chất sang trọng cho đầu xe. 

Tìm hiểu thêm: Đánh giá chi tiết Ford Everest 2019

Trong khi đó, lưới tản nhiệt của CX-8 là kiểu miệng cười quen thuộc như ở đàn em CX-5. Và tất nhiên, chi tiết này của CX-8 cũng được viền mạ crom bóng loáng, cuốn hút. 

Everest sử dụng cụm đèn trước với bóng HID kết hợp cùng dải LED chạy ban ngày. Và cụm đèn này tỏ ra to bản nhưng đầy tinh tế, sắc sảo. Còn với CX-8, cụm đèn trước là kiểu bóng LED hiện đại kết hợp với thiết kế thon gọn.

Cũng ở phần mặt ca lăng này, Everest và CX-8 còn có hốc hút gió cùng 2 đèn sương mù. Và cả 2 đều đi theo phong cách riêng của dòng xe mình. Với CX-8 tiếp tục là đèn sương mù thanh mảnh nhưng kiểu LED. Còn đèn sương mù Everest dù chỉ là bóng halogen nhưng được đặt trong hốc sâu, rộng tạo vẻ cuốn hút hơn. Không chỉ vậy, cản trước của Everest cũng rất cơ bắp, toát lên đúng bản chất SUV của mình.

Phần thân xe, Everest tiếp tục cho thấy sự cứng cáp, khỏe khoắn của mình qua việc sở hữu bộ mâm 20″. Trong khi đó, mâm xe của CX-8 chỉ ở mức 19″. Nhưng 2 dòng SUV này vẫn tìm được điểm chung. Đó chính là trang bị gương chiếu hậu tích hợp đèn báo rẽ, có chức năng chỉnh, gập điện. Bên cạnh đó là bệ dẫm chân lên/xuống xe “ăn” vào gầm xe rất chắc chắn. 

image 4

Đuôi xe Everest tiếp tục cho thấy sự vững chãi, bề thế của mình. Dòng xe này có cụm đèn hậu to bản với kiểu bóng LED hiện đại, bắt mắt. Cụm đèn hậu của CX-8 cũng sử dụng bóng LED nhưng thiết kế có phần “ti hí”. 

Everest và CX-8 cùng có cánh hướng gió tích hợp đèn báo phanh trên cao. Riêng dòng SUV gốc Mỹ còn có thêm ốp cản sau to bản tạo hình cho 2 hốc đèn sương mù. Ngoài ra, Everest còn được trang bị 1 tính năng cực kỳ hiện đại. Đó chính là khả năng mở cốp bằng… chân. Người dùng chỉ cần đưa chân lên chính giữa phía dưới cản sau của xe là cốp xe sẽ mở. Everest chính là dòng SUV duy nhất đang sở hữu tính năng này ở nước ta. 

Nội thất Everest và CX-8

image 5

Với chiều dài cơ sở tốt hơn, CX-8 phần nào đó có sự rộng rãi hơn ở phần khoang xe. Tuy nhiên, Everest luôn được mệnh danh là mẫu SUV rộng nhất phân khúc. 

Khoang xe của 2 chiếc SUV này cùng có 7 chỗ ngồi. Tất cả đều được bọc da cao cấp. Bên cạnh đó là chức năng chỉnh điện cho ghế lái, hàng ghế 2 có thể gập lưng 60:40. Riêng hàng ghế 3 của Everest có thể gập điện phẳng sàn. Đây cũng là tính năng cho thấy sự hiện đại, đúng chất xe Mỹ của Everest.

Tay lái của Everest và CX-8 đều được bọc da và rất vừa tay cầm. Trên tay lái của 2 xe còn có hệ thống nút bấm điều chỉnh đa thông tin hiện đại. Bên cạnh đó, tay lái của 2 dòng xe này còn được trợ lực điện, giúp việc chuyển hướng trở nên nhẹ nhàng, chính xác hơn. Đặc biệt, trên tay lái của CX-8 còn có thêm lẫy chuyển số sàn mạnh mẽ. Trong khi đó, Everest sử dụng kiểu số sàn bán tự động và tích hợp trên cần số. 

Tìm hiểu thêm: Đánh giá chi tiết Mazda CX-8

Cụm đồng hồ của CX-8 và Everest đều cung cấp đầy đủ các thông tin như vận tốc xe, mức nhiên liệu, vòng tua động cơ, vị trí cần số, tín hiệu đèn xe, các tín hiệu cảnh báo khác,… Tuy nhiên, kiểu thiết kế 2 màn hình 2 bên và 1 đồng hồ chính giữa của Everest có sự hấp dẫn, dễ nhìn hơn. Trong khi đó, thiết kế của CX-8 là kiểu 3 đồng hồ. 

image 6

Bảng taplo trung tâm của CX-8 và Everest đều rất hiện đại với đầy đủ “đồ chơi”. Everest được trang bị hệ thống âm thanh 10 loa, màn hình cảm ứng cùng chức năng điều khiển bằng giọng nói SYNC 3 trứ danh. Đây được xem là hệ thống âm thanh, giải trí chất nhất phân khúc SUV 7 chỗ. Trong khi đó, CX-8 cũng có 10 loa, màn hình cảm ứng, USB, AUX. 

image

Hệ thống điều hòa của 2 dòng xe này đều là kiểu tự động Nhưng với CX-8 là kiểu 3 vùng độc lập, còn Everest chỉ là 2 vùng.

Ngoài ra, 2 dòng SUV này còn nhiều “đồ chơi” khác như chức năng khởi động bằng nút bấm, cửa sổ chỉnh điện, chìa khóa thông minh,…

Vận hành Everest và CX-8

image 7

Everest đang sở hữu khối động cơ Bi turbo duy nhất của phân khúc SUV ở nước ta. Đây được xem là khối động cơ mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả nhất phân khúc này. Động cơ này có công suất 213 mã lực tại 3750 vòng/phút, mô men xoắn 500Nm tại 1750-2500 vòng/phút. Bên cạnh đó, Everest còn có động cơ 2.0L với công suất 180 mã lực tại 3500 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 420Nm tại 1750-2500 vòng/phút. 

Everest có 2 tùy chọn hộp số: số sàn 6 cấp hoặc số tự động 10 cấp. Cùng với đó là hệ dẫn động cầu sau hoặc dẫn động 2 cầu bán tự động với chức năng chuyển cầu. 

Trong khi đó, CX-8 chỉ sử dụng duy nhất 1 động cơ SkyActiv 2.5L đạt công suất 188 mã lực tại 6000 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 252 Nm tại 4000 vòng/phút. Dòng xe này cũng có chỉ có 1 kiểu hộp số tự động 6 cấp. Kết hợp với đó là hệ dẫn động cầu trước hoặc 2 cầu tự động toàn thời gian. 

image 8

Về sức mạnh thì rõ ràng là Everest vượt trội hơn hẳn so với đối thủ. Điều đó giúp Everest đậm chất SUV hơn CX-8. 

Ở hệ thống đảm bảo an toàn, Everest cũng được đánh giá rất cao. Ngoài hệ thống phanh đĩa 4 bánh thì dòng xe này còn có: ABS, EBD, BA, ESP, HLA, HDA. Hay như tính năng kiểm soát hành trình, cảnh báo phương tiện cắt ngang, cảnh báo lệch làn, cảnh báo điểm mù, cảnh báo va chạm, cảnh báo áp suất lốp. Song song đó là hệ thống tùy chọn hợp địa hình. Everest còn có thêm camera lùi và 7 túi khí. 

CX-8 cũng chẳng kém đối thủ là bao khi cũng được trang bị các tính năng an toàn tương tự. Tuy nhiên, các tính năng này nằm ở gói tùy chọn cao cấp. Nghĩa là khách hàng sẽ phải mua mới có. 

Ở thời điểm này vẫn còn quá sớm để nhận định rằng CX-8 sẽ gặp khó khi cạnh tranh với Everest. Nhưng quả thực, Everest đang có lợi thế với 1 phiên bản số sàn. Phiên bản này đáp ứng tốt nhu cầu mua xe kinh doanh dịch vụ của khách hàng Việt. Và nhiều khả năng, đây chính là phiên bản bản lề, tạo nên sự khác biệt về doanh số của CX-8 và Everest.